Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

TPHCM: Vốn vay ngân hàng tăng mạnh trở lại

Theo báo cáo của ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn tính đến 30/6 ước đạt 779.000 tỷ đồng, tăng 1,96% so với cuối năm ngoái.
 
Bài liên quan : <<  Ngân hàng Habubank Xóa Nợ Thành Công>>
                          <<  Ngân hàng Habubank Tự Tin Phát Triển>>
 
Trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 2,79%, dư nợ dài hạn tăng 0,89.
Các ngân hàng đẩy mạnh cho vay trong tháng 6 là lý do khiến chỉ số tín dụng bớt âm và bắt đầu tăng trưởng mạnh trở lại. Trước đó, dư nợ hàng tháng hầu như tăng nhỏ giọt hoặc giảm. Cụ thể, trong tháng 1 giảm 1,76%, tháng 2 tăng nhẹ 0,44%, sang tháng 3 giảm 0,04%, đến tháng 4 và 5 tăng nhỏ giọt lần lượt 0,74 và 0,66%.
Báo cáo cũng cho biết, dư nợ phục vụ sản xuất kinh doanh đến 31/5, chiếm khoảng 85% tổng dư nợ cho vay trên địa bàn TP HCM. Trong đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc 4 nhóm ưu tiên đã tiếp cận được hơn 16.200 tỷ đồng với mức trần lãi vay theo Thông tư 14 của Ngân hàng Nhà nước.
Ngoài ra, có 3.152 tỷ đồng được giải ngân cho doanh nghiệp vay vốn theo diện ưu đãi phát triển nông nghiệp, nông thôn. Khu vực sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, doanh nghiệp được tiếp cận vốn vay với dư nợ hơn 2.666 tỷ. Còn công nghiệp hỗ trợ là trên 2.260 tỷ đồng. Riêng cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, số doanh nghiệp vừa và nhỏ được giải ngân là 10.401 tỷ đồng. Bản báo cáo cho rằng, dư nợ trên là bao gồm phát sinh mới và dư nợ được điều chỉnh lãi suất của các hợp đồng tín dụng cũ. Như vậy, số vốn mà doanh nghiệp được hưởng theo mức trần lãi vay hiện đã tăng khá nhiều so với công bố trước đó. Hôm 5/6, cơ quan này cho biết, tính đến 29/5, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc 4 nhóm ưu tiên trên địa bàn TP HCM mới tiếp cận được gần 7.000 tỷ đồng vốn vay từ ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM cho biết, sẽ có kiến nghị với Ủy ban nhân dân TP HCM có ý kiến với Chính phủ cho phép các tổ chức tín dụng được khoanh nợ đối với các doanh nghiệp thuộc ngành nghề khuyến khích để doanh nghiệp này được tiếp cận món vay mới.
Bên cạnh đó, cơ quan này cho rằng, thời gian tới nên tạo gói kích cầu tiêu dùng đối với những mặt hàng doanh nghiệp sản xuất trong nước nhằm kích thích sức mua của người tiêu dùng, giải quyết được hàng tồn kho của doanh nghiệp.
Cũng theo báo cáo, nợ xấu tính đến hết tháng 5 chiếm 6,03% trên tổng dư nợ cho vay trên địa bàn. Tổng huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tính đến 30/6 ước đạt 940.000 tỷ đồng, tăng 5,21% so với cuối năm 2011.
Ngân hàng Habubank

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

Ngân hàng thêm động lực niêm yết

Thất bại trong kế hoạch niêm yết cổ phiếu năm 2011 do TTCK sụt giảm, bước sang năm 2012, nhiều ngân hàng đang khởi động lại lộ trình lên sàn chứng khoán. 
 
Bài liên quan : <<  Ngân hàng Habubank  >>
 
ĐHCĐ các ngân hàng mùa này đang thu hút sự chú ý của nhà đầu tư, cổ đông, bởi vấn đề hợp nhất, sáp nhập ngày một nóng. Bên cạnh đó, một nội dung gây chú ý không kém là vấn đề niêm yết cổ phiếu để tạo tính minh bạch và tìm cơ hội huy động vốn cũng được không ít ngân hàng đặt ra.

Chủ tịch HĐQT DaiA Bank, ông Quách Văn Đức cho biết, năm nay Ngân hàng sẽ thực hiện niêm yết cổ phiếu trên Sở GDCK TP. HCM theo tinh thần nghị quyết ĐHCĐ. Tính đến cuối năm 2011, vốn điều lệ của DaiA Bank đạt 3.000 tỷ đồng và trong kế hoạch năm nay, DaiA Bank chưa có ý định tăng thêm vốn điều lệ.


Trả lời câu hỏi của cổ đông về việc NamA Bank dự kiến khi nào sẽ niêm yết cổ phiếu, trong kỳ ĐHCĐ thường niên diễn ra vào ngày 31/3 vừa qua, bà Nguyễn Thị Xuân Loan, Chủ tịch HĐQT NamA Bank cho biết, có thể năm nay sẽ đưa cổ phiếu của Ngân hàng lên sàn. Tuy nhiên, đối với việc mua bán, sáp nhập với ngân hàng khác trong thời gian tới, bà Loan cho biết, năm 2011 là một năm khó khăn, nhưng Nam A Bank đã vượt qua, đảm bảo thanh khoản an toàn với lợi nhuận trước thuế đạt 312 tỷ đồng. Do đó, năm 2012 NamA Bank sẽ dùng nội lực của mình để phát triển và kiên quyết không lựa chọn hình thức mua bán, sáp nhập. Chỉ tiêu lợi nhuận năm 2012 của ngân hàng này dự kiến cao gần gấp đôi năm ngoái, ở mức 600 tỷ đồng.


Cũng tại đại hội năm nay, ĐHCĐ NamA Bank đã thông qua việc tăng vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng lên 3.700 tỷ đồng. Theo đó, dự kiến quý IV/2012, NamA Bank sẽ phát hành thêm 70 triệu cổ phiếu (tương đương 700 tỷ đồng) thông qua việc bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu, với giá bằng mệnh giá 10.000 đồng/CP. Trong đó, 350 tỷ đồng từ tổng số tiền thu về từ đợt phát hành thêm sẽ được NamA Bank dùng vào việc mua sắm tài sản cổ định, xây dựng cơ sở vật chất, phát triển mạng lưới…; 280 tỷ đồng sẽ được sử dụng cho các lĩnh vực nghiệp vụ như hoạt động đầu tư thương mại, đầu tư tài chính; 70 tỷ đồng còn lại sẽ được NamA Bank dùng để phát triển các sản phẩm tín dụng. Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của NamA Bank năm 2012 là 15%.


Southern Bank vừa thông báo xin ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc niêm yết cổ phiếu trong thời hạn 1 năm kể từ sau khi tăng vốn điều lệ lên 4.000 tỷ đồng. Việc làm này của Southern Bank là nhằm đáp ứng yêu cầu của UBCK về việc bổ sung cam kết đưa cổ phiếu Ngân hàng vào giao dịch trên TTCK có tổ chức trong thời hạn 1 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng (trong đợt tăng vốn điều lệ từ hơn 3.212 tỷ đồng lên 4.000 tỷ đồng), theo quy định tại Điểm 7 và 8 Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán.


Với DongA Bank, dù kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên TTCK đã được ĐHCĐ thông qua từ các năm trước, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện. Tại ĐHCĐ thường niên diễn ra vào ngày 30/3, các cổ đông đã đưa vấn đề này ra chất vấn HĐQT.

Ngân hàng Habubank

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

Chính sách vì... ngân hàng

Đó là nhận xét của rất nhiều người về chính sách tiền tệ trong suốt thời gian qua. Minh chứng rõ ràng nhất là lợi nhuận của ngành ngân hàng trở nên "bất khả chiến bại", bất chấp những giông bão của nền kinh tế. 
ngân hàng habubank
Ngay cả lúc này, khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chính thức áp dụng trần lãi suất (LS) cho vay 15% như đề xuất của nhiều người trước đó, vẫn không khó để nhận thấy, các NH chẳng "thiệt thòi" gì hơn so với hiện tại. Bởi khi hạ LS huy động xuống mức 12% cách đây 1 tháng, rất nhiều NH đã quảng cáo về các gói lãi suất ưu đãi từ 14 - 15% cho các lĩnh vực ưu tiên. Nếu họ thực hiện đúng như vậy, việc áp trần cho vay 15% của NHNN nói trên là không cần thiết. Nên chỉ có thể lý giải rằng, sở dĩ NHNN phải đưa thêm giải pháp này là vì LS cho vay đã không hạ như công bố. Cũng có nghĩa là các NH đã "ăn dầy" từ việc huy động vốn của người dân với giá rẻ hơn nhưng vẫn cho DN vay với LS cao. Tạo cơ hội cho các NH "luộc" DN, nhất là khi họ đã kiệt quệ, lỗi này thuộc về NHNN. Với vai trò là đơn vị làm chính sách, hiểu rất rõ điều này nhưng bất chấp những ý kiến phản đối việc thả nổi đầu ra lúc đó, NHNN vẫn kiên quyết áp dụng. Kết quả như chúng ta thấy, vốn rẻ hơn không "chảy" được vào sản xuất, kinh doanh dẫn đến đình đốn sản xuất, thất nghiệp lan rộng, buộc NHNN phải đưa trần lãi vay để "chữa cháy".
Câu hỏi lớn nhất hiện nay là, liệu DN có thực sự tiếp cận được mức LS nói trên hay không? Chắc chắn là không đơn giản. Giữa một bên cho vay lãi suất cao (các đối tượng nằm ngoài lĩnh vực ưu tiên) kiếm lợi lớn và một bên cho vay với trần LS 15%, tất nhiên chẳng NH nào nhiệt tình với 4 nhóm đối tượng ưu tiên theo quy định. Họ sẽ làm mọi cách để "lái" dòng vốn đến những lĩnh vực có mức sinh lời cao hơn. Cũng không thể trách họ, tối đa hóa lợi nhuận là điều tất yếu đối với tất cả các đơn vị kinh doanh. Câu chuyện lãi suất lại trở lại cái vòng luẩn quẩn, vốn rẻ trên giấy, lách trần, doanh nghiệp hoặc không tiếp cận được vốn, hoặc vẫn phải chấp nhận LS cao, NH vẫn đạt lợi nhuận lớn...
Chuyện chính sách tiền tệ luôn "vị" NH, luôn tạo lợi thế cho các NH không phải là chuyện mới. Còn nhớ khi tăng trưởng dư nợ của ngân hàng habubank  quý 1 vừa rồi âm, tín dụng cho bất động sản lập tức được nới ra. Mới nghe thì tưởng "cứu" bất động sản nhưng thực chất, cũng để tạo đất cho ngân hàng "dụng võ". Mục đích giảm lãi vay nhưng chỉ áp trần huy động. Đến lúc này, áp trần lãi vay 15% nhưng chế tài thế nào, giám sát ra sao... để vốn chảy vào đúng nơi, đúng chỗ, đúng giá không thấy nhắc đến. Chúng ta hoàn toàn có thể đặt vấn đề, với chênh lệch 3% giữa trần huy động và cho vay, NH đã có lãi, tại sao không áp dụng rộng rãi lãi vay 15% cho tất cả các DN đủ điều kiện thay vì khu biệt vào 4 đối tượng ưu tiên nói trên để lại dẫn tới hàng loạt các hệ lụy nói trên?
Chính phủ đang tìm đủ các biện pháp để cứu doanh nghiệp, cứu nền kinh tế thoát khỏi tình trạng đình đốn, nếu chính sách tiền tệ vẫn thiếu quyết liệt, vẫn nửa vời, vẫn tạo cơ hội cho các ngân hàng... dư luận có quyền đặt câu hỏi về động cơ của cơ quan quản lý đằng sau những việc này.

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Ngân Hàng Habubank Nổ Lực Vương Lên

Ngân Hàng Habubank


Hội nhập WTO- hướng đi đúng đắn cho sự phát triển kinh tế và xã hội ở Việt Nam. Với tư cách là một thành viên của WTO, Việt Nam đang đối mặt với những cơ hội và thách thức vô cùng to lớn. Các công ty, các tập đoàn lớn ở Việt Nam được hòa nhập vào thị trường thế giới, nơi chỉ dành cho những doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh lớn mạnh. Chính vì thế phát triển, các doanh nghiệp cũng như các tập đoàn cần cố gắng hết mình phát triển nâng cao năng lực kinh doanh của mình để có thể đứng vững trên trường quốc tế này. Ngành Tài chính - Ngân hàng là mũi nhọn cho mục tiêu chung đó.
ngân hàng habubank

  Hội nhập trong thời gian vừa qua đã giúp ngành Tài chính - Ngân hàng  có nhiều những phát triển đáng kể, đóng góp lớn vào sự phát triển chung của Việt Nam chúng ta. Hội nhập đã thúc đẩy xuất nhập khẩu tăng đáng kể, các hoạt động này lại kéo theo sự đi lên của dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ ngoại hối.. tại các Ngân hàng. Để có thể duy trì và vượt qua các khó khăn một cách dễ dàng, các ngân hàng công thương cần phải chuẩn bị cho mình một tiềm lực về kinh tế, về uy tín cung ứng dịch vụ nhằm cạnh tranh được với các đối thủ trên thế giới.
  Không nằm ngoài xu thế chung đó, ngân hàng Habubank nói chung cũng như Habubank - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt nói riêng đang nổ lực để đạt được những mục tiêu đề ra, tiếp tục phát triển bền vững nâng cao vị thế của mình trên thị trường Tài chính Ngân hàng. Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển,  ngân hàng Habubank đã trở thành một ngân hàng với bề dày kinh nghiệm, tiềm lực nhân viên dồi dào và tiềm lực tài chính ngày một vững mạnh. Ngân hàng Habubank luôn sẵn sàng tự hoàn thiện mình và chuẩn bị đầy đủ hành trang nỗ lực đổi mới và  hướng tới không ngừng để vươn lên góp phần phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
  Trong thời gian qua, Habubank- Chi nhánh Hoàng Quốc Việt với những nỗ lực cung ứng dịch vụ chất lượng cao đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đóng góp cho sự phát triển của toàn Ngân hàng Habubank nói riêng và cho nền kinh tế Việt Nam nói chung. Các mảng hoạt động đều có sự phát triển hết sức khả quan và khởi sắc hơn cả là các hoạt động ở các mảng dịch vụ. Tuy nhiên để có thể duy trì được vị thế của mình, ngân hàng Habubank cần phải tăng cường phát triển các dịch vụ trong hoạt động Ngân hàng Doanh nghiệp như dịch vụ Bảo lãnh, tín dụng, Thanh toán quốc tế... 
ngan hang habubank


Báo cáo kinh tế 2011 của Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) mới đây nhấn mạnh: "Tâm điểm của nguy cơ rủi ro vĩ mô Việt Nam hiện nay nằm trong khu vực ngân hàng thương mại". Vậy công tác quản trị rủi ro tại các ngân hàng như thế nào? ĐTCK đã có cuộc trao đổi với bà Bùi Thị Mai, Tổng giám đốc kiêm Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank).
Theo bà, công nghệ tiên tiến đóng vai trò như thế nào đối với công tác QTRR của ngân hàng?
Công nghệ thông tin (CNTT) tiên tiến, hiện đại có vai trò đặc biệt quan trọng và là công cụ đắc lực trong công tác QTRR của các ngân hàng. Thứ nhất, CNTT sẽ giúp ngân hàng Habubank linh hoạt trong việc cung ứng các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng với mục tiêu nhanh chóng, thuận tiện, chính xác, an toàn và hiệu quả, đồng thời giúp hạn chế tối đa các rủi ro trong các quá trình giao dịch và tác nghiệp của ngân hàng.
Thứ hai, các ngân hàng sẽ thuận tiện hơn trong việc chiết xuất được những dữ liệu và báo cáo phức tạp nhất phục vụ công tác phân tích và ra các quyết định kinh doanh. Ngoài ra, CNTT còn đóng vai trò trong việc cảnh báo và phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro có thể phát sinh trong quá trình kinh doanh hàng ngày của ngân hàng thông qua các giới hạn và hạn mức đã được thiết lập.
Thứ ba, đối với các tiêu chí an toàn theo quy định của NHNN và cơ quan quản lý, một hệ thống hiện đại sẽ có chức năng thường xuyên nhắc nhở và theo dõi cập nhật các thông tin và kết quả của các chỉ tiêu này, giúp ban lãnh đạo ngân hàng chủ động trong việc ra các quyết định liên quan nhằm chèo lái ngân hàng theo con đường ổn định, an toàn và hiệu quả nhất.

Đối với Habubank, Ngân hàng đã triển khai sử dụng phần mềm lõi Corebanking  từ năm 2007, một công cụ hỗ trợ kiểm soát và QTRR tự động hiệu quả khi quy mô ngân hàng ngày càng phát triển.