Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

Vietnam Airlines Techcombank Visa Platinum - Nâng tầm thẻ, thêm dặm bay

Từ ngày 1/8-30/9/2012, Ngân hàng Kỹ thương Việt nam (Techcombank) và Vietnam Airlines phối hợp triển khai chương trình “Nâng tầm thẻ, thêm dặm bay”. 


                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >> 

Sẽ có 400 khách hàng đầu tiên phát hành thẻ mới Vietnam Airlines Techcombank Visa Platinum trong thời gian của chương trình được tặng ngay 1.000 dặm thưởng trong chương trình dặm thưởng Bông sen vàng - GLP (Golden Lotus Plus).
Khách hàng sở hữu thẻ Vietnam Airlines Techcombank Visa Platinum sẽ trở thành hội viên Bông Sen Vàng hạng Titan của Vietnam Airlines. Khi thanh toán bằng thẻ Vietnam Airlines Techcombank Visa Platinum, khách hàng được tích dặm thưởng vào tài khoản Bông Sen Vàng để hưởng các ưu đãi dành cho hội viên chương trình Bông Sen Vàng. Với mỗi 20.000 VNĐ giá trị chi tiêu trên thẻ, khách hàng được cộng 1 dặm GLP vào tài khoản.
Khách hàng sẽ được miễn phí thường niên năm đầu tiên ngay khi phát sinh giao dịch đầu tiên. Chủ thẻ Vietnam Arilines Techcombank Visa có hạn mức tín dụng hiện tại từ 60 triệu VNĐ trở lên muốn nâng lên hạng Platinum cũng được miễn phí nâng hạng mà vẫn được giữ nguyên hợp đồng sử dụng thẻ.
Bên cạnh đó, Techcombank còn dành tặng khách hàng chương trình bảo hiểm du lịch toàn cầu Travel Guard được cung cấp bởi Công ty Bảo hiểm Chartis, với những quyền lợi hấp dẫn như:
- Giá trị bồi thường tối đa tới 10.5 tỷ VNĐ nếu tai nạn gây ảnh hưởng đến mạng sống và sức khỏe.
- Giá trị bồi thường tối đa tới 42 triệu VNĐ nếu xảy ra các tổn thất liên quan đến hành lý, quần áo, tư trang và máy tính cá nhân.
- Với những chuyến đi vì bất kì lí do nào bị trì hoãn đến 8 tiếng liên tục, khách hàng có thể nhận bồi thường tối đa tới 21 triệu VNĐ.
- Bên cạnh đó, khách hàng sẽ được hưởng toàn bộ các quyền lợi bảo hiểm trong trường hợp bị khủng bố khi ở nước ngoài.
Vietnam Airlines Techcombank Visa Platinum cũng mang lại cho quý khách những ưu đãi bất ngờ tại hệ thống các điểm chấp nhận thẻ (nhà hàng, khách sạn, cửa hàng, siêu thị,...), các thương hiệu nổi tiếng là đối tác của Techcombank ở nhiều tỉnh thành lớn tại Việt Nam. Chủ thẻ có thể thanh toán tại hơn 30 triệu điểm giao dịch Visa hoặc rút tiền mặt tại hơn 2 triệu máy ATM trên toàn thế giới. Đặc biệt trong những trường hợp đột xuất, chủ thẻ có thể sử dụng dịch vụ ứng tiền mặt khẩn cấp lên đến 2.000 đô la Mỹ.
Thẻ Vietnam Airlines Techcombank Visa Platinum là sản phẩm thẻ quốc tế duy nhất tại Việt Nam cung cấp dịch vụ Concierge và Lifestyle bằng tiếng Việt và Tiếng Anh (dịch vụ cung cấp thông tin và hỗ trợ sắp đặt thời gian, địa điểm cho khách hàng khi đi du lịch, gặp gỡ đối tác trong kinh doanh, sử dụng dịch vụ y tế…) để có thể trợ giúp khách hàng tốt nhất kể cả trong những điều kiện khẩn cấp (Thông tin chi tiết về thể lệ của chương trình xem tại đây).

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Những ai đang nợ xấu lớn?

Đây vẫn là một bí mật, chưa từng được công bố. Nhưng theo một quan chức của UB Giám sát Tài chính Quốc gia, trong số trên 200.000 tỷ đồng nợ xấu, có hai đối tượng chính đang chiếm tỷ lệ nợ xấu cao là doanh nghiệp nhà nước và nhiều đại gia tư nhân.


                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>
 



Một số thông tin cho rằng, “đối tượng” đang mang nợ xấu là doanh 
nghiệp nhà nước và các “đại gia”.
Một số thông tin cho rằng, “đối tượng” đang mang nợ xấu là doanh nghiệp nhà nước và các “đại gia”.

Hai “thủ phạm” chính

Trong một công bố mới đây của cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tỷ lệ nợ xấu (có khả năng mất vốn), chiếm hơn 8,6% tổng dư nợ của toàn hệ thống tổ chức tín dụng.

Theo VnEconomy, dữ liệu cập nhật đến 31/3/2012 cho thấy, khối ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước chiếm quá nửa miếng bánh nợ xấu, tới 50,5%; nhóm thứ hai là khối NHTM cổ phần với 27,8%; nhóm ngân hàng nước ngoài chiếm khá nhỏ (do sự hạn chế về quy mô) với 4,2%; nhóm các tổ chức tín dụng khác chiếm 17,5%.

Tuy nhiên, những con nợ xấu, kẻ tạo ra “cục máu đông” đang bóp nghẹt huyết mạnh của cả nền kinh tế vẫn là ẩn số. Trong chương trình “Dân hỏi -Bộ trưởng trả lời” ngày đầu tháng 7/2012, dẫn số liệu của Bộ Tài chính, Bộ trưởng KH&ĐT Bùi Quang Vinh cho biết, tổng số nợ của DNNN là 1.008.000 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu là 790.000 tỷ đồng.

Tính bình quân, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của các DNNN là 1,36 lần. Nhưng trong số này, có tới 30 DNNN có số nợ vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu.

Điển hình là Tổng Cty Xây dựng Trường Sơn có số nợ gấp 9,19 lần vốn chủ sở hữu, Tổng Cty Xây dựng và phát triển hạ tầng (Licogi) là 4,79 lần, Tập đoàn HUD là 4 lần, Tập đoàn điện lực EVN là 3,83 lần, Vinalines là 3,12 lần…

So sánh tổng vay nợ ngân hàng của các DNNN, thì con số này chiếm gần một nửa tổng dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng (khoảng hơn 2,5 triệu tỷ đồng). Nếu chia trung bình trên khoản nợ, thì khối DNNN chiếm khoảng một nửa số nợ xấu của ngân hàng.

Cho đến thời điểm này, chưa có báo cáo, thống kê chính xác về số nợ thực tế của các DNNN. Nhưng năm 2012, tình hình kinh tế càng khó khăn hơn, thì số dư nợ của các DNNN tiếp tục tăng lên đáng kể.

Trong đó, nhiều khoản nợ chuyển sang nhóm có rủi ro lớn hơn. Còn theo ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN, có đến 70% nợ xấu ngân hàng là nợ của các DNNN, còn nợ của tư nhân chỉ là phần nhỏ. Trong đó, tập trung chủ yếu là khoản vay đầu tư bất động sản, chứng khoán, đầu tư ngoài ngành…

Theo ông Đặng Văn Thanh, Phó chủ tịch Hiệp hội Kiểm toán Việt Nam, các khoản nợ của DNNN rất phức tạp, đan xen, chồng chéo giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa doanh nghiệp với các ngân hàng.

Do đó, đến thời điểm này, chưa có con số thống kê chính xác thì chưa thể đánh giá một cách đầy đủ về các khoản nợ của DNNN trong tổng nợ xấu của ngân hàng.

Một quan chức của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, cho biết: Phần nợ xấu lớn thứ hai (sau DNNN) là một số doanh nghiệp của các đại gia tư nhân, trong đó có người từng xuất hiện trong TOP những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán.

“Các đại gia này, chủ yếu là vay đầu tư bất động sản. Đại gia ít cũng dăm trăm tỷ, nhiều lên tới hàng chục ngàn tỷ. Nay thị trường bất động sản đóng băng, thì vốn liếng đầu tư cũng đóng băng luôn. Trong khi lãi suất vay quá cao, khiến họ không thể trả nợ. Tôi biết có đại gia vay tới 4.000 tỷ đồng đầu tư tòa nhà cao ốc tại TPHCM, nay không cho thuê được, thì lấy tiền đâu trả”, vị quan chức này nói.

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Sacombank dành 1.000 tỷ đồng vay ưu đãi cho DN

 
Nhằm chia sẻ và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc ổn định nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh cuối năm, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) bắt đầu triển khai gói 1.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh với lãi suất từ 13-14%/năm và thời hạn vay tối đa sáu tháng.
 
Bài liên quan : <<  Ngân hàng habubank vượt qua khó khăn  >>
                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>
 
 
Theo Tổng Giám đốc Sacombank Phan Huy Khang, bên cạnh hoạt động hỗ trợ đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Thành phố Hồ Chí Minh, Sacombank cũng đã ký kết biên bản thỏa thuận hỗ trợ 1.110 tỷ đồng vốn ưu đãi cho 16 doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng tiêu dùng, thực phẩm, dược phẩm, nguyên vật liệu xây dựng, máy móc trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, với mức lãi suất 13%/năm được cố định trong ba tháng đầu và khoản vay kéo dài trong sáu tháng nhằm giúp các doanh nghiệp ổn định nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.
 
Đây là nguồn vốn thuộc gói 2.000 tỷ đồng của chương trình “Cho vay ưu đãi USD và VND đối với khách hàng doanh nghiệp” Sacombank vừa triển khai từ ngày 10/7 vừa qua. Chương trình “Cho vay ưu đãi USD và VND đối với khách hàng doanh nghiệp” của Sacombank bao gồm gói 2.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi lãi suất 13%/năm cho các khoản vay mới và gói 50 triệu USD cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu vay ưu đãi lãi suất từ 4,5%/năm.
 
Ông Tâm cũng cho biết từ thời điểm triển khai đến ngày 16/7 vừa qua, Sacombank đã giải ngân được trên 400 tỷ đồng và 30 triệu USD nhằm chia sẻ khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc ổn định nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh sáu tháng cuối năm.
 
Từ đầu năm đến nay, Sacombank đã triển khai tổng cộng 12 gói tín dụng ưu đãi dành cho doanh nghiệp với tổng nguồn vốn là 5.500 tỷ đồng và 180 triệu USD./.
 

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Phẩu thuật thu gọn đầu mũi bằng phương pháp hiện đại

Nâng mũi

Nâng mũi hàn quốc s line là phương pháp thẩm mỹ mũi phối hợp: sườn của mũi (sống mũi) là vật liệu sụn độn silicone còn những vùng chịu lực như đầu mũi thì bằng vật liệu tự thân: sụn vách ngăn và sụn vành tai… Mô mềm của mũi cũng được tăng cường bằng một lớp mô đệm khác của cơ thể mà vật liệu tương thích nhất hiện tại là mảnh sụn ghép Alloderm.
Do đó, việc chăm sóc sau
nâng mũi bọc sụn rất quan trọng vì đây không phải là nâng mũi đơn thuần chỉ độn sụn nhân tạo là xong, mà là chỉnh hình toàn bộ khung mũi từ việc nâng cao sống mũi, thu gọn đầu mũi to cho đến dựng trụ mũi và cánh mũi. Cho nên mũi sẽ được cố định và băng bó bằng nhiều loại vật liệu đặc biệt dành riêng cho thẩm mỹ nâng mũi s line.
nâng mũi hàn quốc

Vì vậy việc chăm sóc hậu sua mui s line cần 1 quy trình chăm sóc rất kỹ lưỡng và cẩn thận từng chi tiết cụ thể trên mũi:
-          Sau phẫu thuật
sửa mũi hàn quốc bệnh nhân được nhét mesh mũi ít nhất trong vòng 24 tiếng, việc này rất quan trọng và đảm bảo tốt cho vết thương ở mũi bởi vì sẽ tránh chảy máu từ việc lấy sụn vách ngăn và định hình mũi.
-          Sụn vành tai và Alloderm bọc vào đầu mũi phải cố định trong 3 ngày đầu tiên để sụn thật sự kết dính vào đầu mũi.
-          Bằng keo dạng đặc biệt strip dán chặt vào mũi đảm bảo mũi định hình và không sưng
-          Khung vật liệu đặc biệt cố định mũi trong 4 ngày đầu tiên.
-          Trong 2 ngày đầu bệnh nhân nên được chăm sóc vết thương.

Có 2 phương pháp nâng mũi phổ biến là tiểu phẫu cấy ghép sụn và sử dụng chất làm đầy Filler.
sửa mũi hàn quốc

Nâng mũi không cần phẫu thuật bằng chất làm đầy Filler. Filler là một dạng acid hyaluronic có cấu tạo tương đồng với acid hyaluronic trong cơ thể có tác dụng làm tăng thể tích và nâng đỡ mô. Khi đưa một lượng filler vào vị trí mũi, các acid hyaluronic sẽ len lỏi vào khoảng trống giữa các mô để làm đầy, nâng đỡ và tạo dáng thanh mảnh cho những sống mũi thấp. Đây là giải pháp được FDA kiểm định là an toàn và cho hiệu quả tức thì (chỉ sau 2-3 ngày) và chỉ sau 15-20 phút trị liệu, bạn sẽ quay trở lại với công việc một cách bình thường.
Với giải pháp nâng mũi không phẫu thuật bằng chất làm đầy Filler sẽ mang lại cho bạn sóng mũi tự nhiên và duy trì kết quả trong thời gian 6-12 tháng rất thích hợp với những ai ngại dao kéo. Tiểu phẫu cấy ghép sụn để duy trì kết quả vĩnh viễn. Chất liệu dùng trong nâng mũi hàn quốc là sụn nhân tạo của các hãng sản xuất công nghệ thẩm mỹ hàng đầu của Mỹ và Hàn Quốc với các khớp nối đươc thiết kế linh hoạt phù hợp với từng cấu trúc mũi. Công nghệ phẫu thuật của Hàn Quốc không chỉ làm cho sống mũi và đầu mũi cao, thanh hơn, mà còn làm hẹp một phần cánh mũi với những cánh mũi hơi to. Ngay sau phẫu thuật, bạn có thể thấy ngay hình dáng mũi mới của mình và sự cải thiện rõ rệt về mặt thẩm mỹ.
 Thẩm mỹ hàn quốc JW cơ sở 1
Địa chỉ: 141 - 143 Lê Thị Riêng,P.Bến Thành,Q.1,TP.HCM
Điện thoại: (08) 6683 2222
Di động: 09 6868 1111
Email: drdunghanquoc@gmail.com,drhaohanquoc@gmail.com


Nợ xấu gây nghẽn tín dụng

Cuối tháng 2/2012, nhiều ngân hàng thương mại háo hức đón chờ hạn mức tín dụng được cấp bao nhiêu thì nay lại hờ hững với việc NHNN cho phép vượt chỉ tiêu này bấy nhiêu. 


                         <<  Ngân hàng Habubank tự tin xóa nợ  >>
 

mới chỉ tăng trưởng tín dụng 3,5%, trong khi hạn mức tăng trưởng trong năm 2012 mà NHNN cấp trước đó là 15%. “Chúng tôi đang lo từ đây đến hết năm 2012, chỉ còn hơn 5 tháng nữa, không biết có tăng tín dụng lên được 10% hay không, nên cũng không cần thêm hạn mức làm gì”, ông Tuân chia sẻ.
Ông Nguyễn Thanh Toại, Phó Tổng giám đốc ACB, cũng cho biết: “Chúng tôi không xin cấp thêm vì mức hiện tại đã khó “xài” hết rồi. Hiện nay không cho vay được, chúng tôi không biết giải vốn vào đâu”.
Theo phân tích khách hàng của Vietcombank, phần khách hàng có xếp hạng kém đang tăng nhanh, các chỉ số số hoạt động của DN như vốn, hàng tồn kho, cân nợ, lợi nhuận đều đi xuống. “Hầu như ngành nào cũng đi xuống, ngay cả những ngành như thủy sản, lương thực vốn có xếp hạng đỡ hơn, hiện còn đi xuống nữa là những ngành khác. NH đang cân nhắc có nhất thiết phải tăng trưởng tín dụng hay không, khi cho vay ra có thể ôm nợ xấu về”, ông Tuân cho biết.
Phải cứu DN “làm được”
Nhiều NHTM cho biết, chỉ còn 5 tháng nữa năm tài chính 2012 sẽ kết thúc, nhưng mỗi tháng họ không thể đẩy tín dụng tăng khoảng 2% được nếu tình hình kinh tế như hiện tại. Cũng theo các NHTM, nếu đẩy nhanh tín dụng mà không quan tâm đến nợ xấu, nhiều khả năng lạm phát sẽ là nỗi lo mới trong những tháng cuối năm 2012. Vì thế, việc NHNN cho phép các NHTM được tăng trưởng thêm tín dụng với mục đích cứu DN, cứu GDP phải tính theo hướng khác.
Một chuyên gia trong ngành NH cho biết: “Việc giảm lãi suất, ưu đãi lãi suất, NHNN phải rọi đến tất cả DN. Phải làm ráo riết việc này, nhất là giảm lãi suất trung và dài hạn”. Do hiện nay, các DN chỉ dám giải ngân tín dụng mới để làm vốn lưu động chứ không dám vay đầu tư, bởi lãi suất trung và dài hạn vẫn quá cao. DN không sản xuất được, không đầu tư được thì không có hàng hóa nên có thể gây lạm phát. Và như vậy, việc cấp thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các NH cũng trở nên thừa thãi, bài toán tăng trưởng GDP đạt chỉ tiêu trong năm 2012 xem ra cũng khó khăn.

“Theo tôi, cái cần nhất là DN nào đang làm được thì phải rót vào đúng đối tượng để họ làm, giúp DN giảm giá thành sản phẩm và cũng để tăng thêm việc làm trên thị trường. Có như vậy bài toán GDP và lạm phát mới giải quyết được, và dòng tín dụng sẽ từ từ khơi thông, các DN không chỉ giải quyết được vấn đề vốn mà còn giải quyết được cả đầu ra...”, vị này cho biết.